Cổng Chiên, Cổng Cá và Cổng Cũ nằm ở phía bắc của bức tường. Cổng Chiên (c. 1, 32) nằm ở góc đông bắc của bức tường. Nó được đặt tên như vậy vì đàn cừu được dẫn qua đó để đến Đền thờ. Nó gần chợ nơi bán cừu và gần Bể Chiên, nơi rửa đồ tế lễ trong Đền thờ. Cổng Chiên cũng ở gần ao Bê-tết-đa (Ga 5:2). Giữa Cổng Chiên và Cổng Cá là Tháp Mê-a (trăm) và Tháp Ha-na-nê-ên
Cổng Chiên là một lời nhắc nhở về thập tự giá. Chúa Giê-xu Christ là “Chiên con ĐỨC CHÚA TRỜI Đấng cất tội lỗi trần gian” (Ga 1:29). Nhân loại được mô tả là những con chiên ương ngạnh (Ê-sai 53:6) cần người chăn để dẫn họ vào chuồng chiên vĩnh cửu của Đức Chúa Trời (thiên đàng).
Nó được gọi là Cổng Cá vì những người buôn bán mang cá từ Ty-rơ hoặc Biển Ga-li-lê qua đó đến chợ cá (13:16).
Vào thời của Đền Thờ Đầu Tiên, Cổng Cá (c. 3) là một trong những lối vào chính của Giê-ru-sa-lem (2 Sử ký 33:14)
Cổng Cá có thể áp dụng để thu phục linh hồn. Chúng ta phải trở thành “những tay đánh lưới người” (Mt. 4:19)
Cổng Thung lũng (c. 13) nằm ở phía tây của bức tường. Đó là nơi Nê-hê-mi bắt đầu và kết thúc việc kiểm tra các bức tường vào ban đêm (2:13–15). Nó dẫn vào Thung lũng Tyropoeon thấp và nằm trong khu vực Cổng Jaffa ngày nay.
Cổng Thung Lũng tượng trưng cho sự khiêm nhường và sự sẵn lòng của chúng ta để chiếm một vị trí thấp kém trong sự phục vụ Chúa. Đấng Christ nêu gương bằng cách hạ mình xuống (Phi-líp 2:8; 1 Phi-e-rơ 5:6)
Cổng Phân/Rác nằm ở phía nam của bức tường (c. 14). Nó được đặt tên như vậy vì nó dẫn đến Thung lũng Hinnom, phía nam Jerusalem, nơi đổ rác.
Cổng Ngựa là lời nhắc nhở về cuộc chiến của các tín đồ vì ngựa là biểu tượng của chiến tranh. Cánh cổng này nhắc nhở chúng ta về nhu cầu trở thành những người lính giỏi của Chúa Giê-su Christ (2 Ti-mô-thê 2:3)
Cổng Đông gợi ý sự trở lại của Chúa Giê-xu Christ,
Cổng khuôn mẫu/chuẩn_ Mi-phơ-cát hoặc Cổng kiểm tra (câu 31) Cổng kiểm tra có thể liên quan đến Ghế phán xét của Chúa Giê-xu Christ.
Youtube:
Nguồn:
https://israelmyglory.org/article/the-gates-of-jerusalem-in-nehemiahs-day/