avatar

2Sa-mu-ên 19 Vương Quốc Được Phục Hồi Cho Đa-vít

Học Kinh Thánh từng chương
Học Kinh Thánh từng chương
Episode • May 18, 2022 • 19m

Có một điều như là sự than khóc quá mức của Đa-vít, khi Áp-sa-lôm chết _ về cơ bản bắt nguồn từ sự thiếu tin tưởng và không làm chủ bản thân. Khiến những người trung thành của Đa-vít cảm thấy xấu hổ vì họ đã giành được một chiến thắng vĩ đại.

Đa-vít không thể ngừng bài hát này, ông bị nhốt tù trong sự than khóc quá mức và thiếu bình tĩnh của mình. Ông bị cảm xúc làm chủ, và cảm xúc không bao giờ nên để nó làm chủ chúng ta.

Chúa không chống lại cảm xúc - không hề. Nhiều Cơ đốc nhân thiếu cảm xúc và kinh nghiệm sâu sắc trong sự bước đi của họ với Chúa. Đồng thời, tình cảm không bao giờ có nghĩa là nên để nó làm chủ khiến chúng ta yếu mềm, mất tự chủ.

Vấn đề của Đa-vít không nằm ở những gì ông biết - cái chết bi thảm của Absalom và vai trò của chính Đa-vít trong đó. Vấn đề của Đa-vít là Ở ĐIỀU ÔNG ĐÃ QUÊN - rằng Đức Chúa Trời vẫn nắm quyền kiểm soát, rằng chiến thắng vĩ đại đã giành được, rằng ông có nhiều người ủng hộ trung thành và rằng Đức Chúa Trời đã bày tỏ ân điển và lòng thương xót tuyệt vời đối với Đa-vít giữa mớ hỗn loạn. Khi ai đó bị nhấn chìm bởi bi kịch hoặc nỗi buồn, VẤN ĐỀ KHÔNG NẰM Ở NHỮNG GÌ HỌ BIẾT, MÀ Ở NHỮNG GÌ HỌ QUÊN.

Giô-áp đã cảnh tỉnh Đa-vít một cách nghiêm khắc. Kể từ đó chúng ta không bao giờ nghe thấy Đa-vít kêu rống "Hỡi Áp-sa-lôm, con trai ta" lần nào nữa.

Chi phái Giu-đa sốt sắng đón vua của họ về, 10 chi phái Israel chậm hơn.

Đa-vít sẽ không buộc quyền cai trị của ông trên Y-sơ-ra-ên. Ông sẽ chỉ quay trở lại nếu những chi phái đã từ chối ông vì cớ Áp-sa-lôm trước đây, bây giờ đồng ý mang nhà Đa-vít trở lại

Đức Chúa Trời sẽ không ép buộc quyền cai trị của Ngài trên chúng ta. Antichrist sẽ làm điều đó. Chúng ta phải hoan nghênh sự trị vì của Ngài và Ngài sẽ không ép buộc lòng chúng ta đáp lại. Trái tim của chúng ta phải được lay chuyển bởi công việc của Lời Chúa và Đức Thánh Linh.

Điểm được nhấn mạnh là vua đã trở về - Đa-vít sẽ không trở lại làm vua cho đến khi ông được chào đón, cho đến khi mọi lòng người náo nức chào đón vua.

Si-mê-i đã thể hiện một lời thú tội khiêm tốn và nghiêm túc. Ông đã phạm tội rất nhiều với Đa-vít, và tại đây ông đã ăn năn rất nhiều trước mặt Vua.

1)Sự ăn năn của Si-mê-i đã tôn vinh Đa-vít.

2)Sự ăn năn của Si-mê-i là thành thật.

3)Sự ăn năn của Si-mê-i đã được thể hiện bằng hành động.

Đa-vít có thể sẵn sàng tha thứ cho một người đáng chết vì ông được an toàn, biết rằng Đức Chúa Trời đã trao ngai vàng cho ông. Sự bất an là động cơ lớn để trả thù và cố thủ trong ngậm đắng nuốt cay.

“Có lẽ bạn đã giống như Si-mê-i, người đã nguyền rủa vua Đa-vít, và bạn sợ rằng Chúa Giêsu sẽ không bao giờ tha thứ cho bạn. Nhưng Đa-vít đã tha thứ cho Si-mê-i, và Chúa Giê-su sẵn sàng tha thứ cho bạn. Thiên đàng có sự vui mừng lớn khi 1 tội nhân ăn năn.

Xíp-ba đầy tớ của Mê-phi-bô-sết là kẻ cơ hội, đục nước béo cò.

Còn Mê-phi-bô-sết coi sự được ăn nơi bàn vua/ở trong Vương quốc Thiên đàng, quan trọng đối với ông hơn là sự làm giàu cho cá nhân ông.

Bát-xi-lai người Ga-la-át có tiếng tăm về lòng nhân từ, trung tín với Đức Chúa Trời và với Vua Israel, đến nỗi về sau Đa-vít còn nhắc đến ông trước lúc qua đời.

Mười chi phái phía bắc cảm thấy không được lòng bộ tộc Giu-đa. Thái độ cạnh tranh này giữa Giu-đa và mười chi phái phía bắc đã tạo tiền đề cho cuộc nội chiến vào thời Đa-vít và cuối cùng là sự chia cắt dân tộc thành hai.

Youtube:

https://youtu.be/mzSXuDqMqIQ

Nguồn:

https://enduringword.com/bible-commentary/2-samuel-19/