avatar

2Sa-mu-ên 6/4 Lều Tạm Đa-vít và Những Bài Thi thiên

Học Kinh Thánh từng chương
Học Kinh Thánh từng chương
Episode • Feb 24, 2022 • 21m

David có phải là thầy tế lễ không?

Đa-vít là hình bóng thầy tế lễ theo ban Mên-chi-xê-đéc. Không, ông không phải là thầy tế lễ theo ban của A-rôn.

Đa-vít không thể làm việc trong Đền tạm hoặc với Hòm giao ước chỉ vì ông không phải là con từ nhà Aaron hay Levi. (Levi 8 & 9) Đa-vít đã làm một số việc mà thầy tế lễ mới được phép. Còn các vua khác: Vua Sau-lơ - 1 Sa-mu-ên 13, đáng lẽ Dòng dõi Sau-lơ có thể cai trị “mọi thời đại”, nhưng bởi vậy mà bị “mất vương quốc” trong 1 Sa-mu-ên 15. Vua Giê-rô-bô-am cũng có lời hứa về một vương quốc lâu dài nếu ông làm đúng ý Chúa, nhưng phải kết thảm(1 Các Vua 11,12, 13; 11: 6). Vua Ô-xia - 2 Sử-ký 26: 18,19,21. Ô-xia là cháu của Đa-vít, người thực sự đã làm tốt cho đến khi ông có tư tưởng cao quá lẽ, đi vào Đền thờ và dâng hương, ông bị bệnh phong cùi và sống cách ly cho đến ngày chết.

Còn Đa-vít thì ăn Bánh Trần thiết (1 Sa-mu-ên 21: 1-9), mà chỉ thầy tế lễ được phép ăn, mà còn nói dối thầy tế lễ A-hi-mê-léc. Đa-vít mặc ephod bằng vải gai (2 Sa-mu-ên 6: 12 - 23 và 1 Sử-ký 15:27), giống những người Lê-vi. Đa-vít đã hành động giống ban Mên-chi-xê-đéc hơn là ban A-rôn. Trong khi Đền Tạm của Môi-se vẫn đang được sử dụng ở Gibeon (2 Sử ký 1: 3), thì lều tạm Đa-vít ở Zi-ôn, thành Đa-vít. Đền Tạm của Đa-vít là một hình bóng thờ phượng bằng ân điển, khác với các quy tắc của Luật pháp.

Đa-vít Xây dựng bàn thờ riêng của mình  (2Sa-mu-ên 6:17-18)

Thi thiên 110, nói lên mối quan hệ mật thiết giữa Đa-vít và Đấng Christ, (c.1) và chỉ có ở đây, Đa-vít nghe được lời thề Đấng Christ làm thầy tế lễ thượng phẩm đời đời theo ban Mên-chi-xê-đéc. Bởi sự tỏ ra này của chính Đấng Christ mà Đa-vít, người thuộc chi phái Giu-đa đã dạn dĩ đến trước hòm giao ước. Đúng, Đa-vít là một thầy tế lễ nhưng theo ban Mên-chi-xê-đéc. Đa-vít là vua của Giê-ru-sa-lem tức Sa-lem như Mên-chi-xê-đéc  khi xưa!

Tại đền tạm của David, người thờ phượng:

Dâng của lễ để ngợi khen (thay vì hiến tế động vật) cho Đức Chúa Trời (Thi thiên 27: 6).

Vỗ tay (Thi Thiên 47: 1).

Giơ cao tay thờ phượng (Thi thiên 134).

lớn tiếng reo hò (Thi thiên 47: 1, 5).

Nhảy múa (2 Sa-mu-ên 6:16; Thi thiên 149: 3).

Kêu cầu cứu Chúa (1 Sử ký 16: 10-11), và

Chơi nhạc cụ của họ (1 Sử ký 23: 5; Thi thiên 47: 5; Thi thiên 149: 3).

Sách Thi thiên, hầu như chỉ được dành riêng cho Đền tạm của David

Hầu hết tất cả các Thi thiên, được viết bởi nhiều tác giả khác nhau bao gồm cả Vua Đa-vít, đều là những bài hát và lời công bố để thờ phượng trong Đền tạm của Đa-vít. Chúng ta có thể gọi Thi thiên là cuốn sách thánh ca trong Đền tạm của David.

Lời hứa xây dựng lại Lều tạm Đa-vít (A-mốt 9:11-12) và Ngôi Đa-vít (Ê-sai 16:5) đều được ứng nghiệm trong Hội Thánh, sau khi Đức Thánh Linh giáng xuống trên dân ngoại.

Những của lễ nơi lều tạm Đa-vít là sự Ca ngợi (Thi thiên 27:6), vui mừng (Thi thiên 27:6), tạ ơn (Thi thiên 50:23), sự ăn năn,thống hối (Thi thiên 51:17), Vỗ tay (Thi-thiên 47: 1); Nhảy múa trước Chúa (Thi thiên 149: 3; 150:4, Xuất Ê-díp-tô ký 15:20-21; 1Sa-mu-ên 18:26-27), nhạc khí (Thi thiên 150:3). Giơ cao tay trong sự thờ phượng / sấp mình (Thi thiên 63: 4; Thi thiên 134:2; Thi thiên 95:6); La to (Thi thiên 27: 6 BHĐ); biểu ngữ (Thi thiên 20: 5; 60:4)

Học Kinh Thánh từng chương: 

https://susangthat.blogspot.com/2019/11/hockttheochuong.html

https://www.youtube.com/watch?v=5EZjlSkC2hY&list=PLwhU8pZXqoagFfwnvYsCqRbObwejPmvIM&index=9


Nguồn tham khảo:

https://opentheword.org/2018/06/20/restoring-the-tabernacle-of-david-worship-in-the-church/

https://opentheword.org/2018/06/20/restoring-the-tabernacle-of-david-worship-in-the-church/

https://ificouldteachthebible.com/tag/tabernacle-of-david/