“Thi thiên bắt đầu bằng tiếng kêu khổ bất công và kết thúc là: ĐỨC GIÊ-HÔ-VA ĐÃ LÀM VIỆC ẤY, liên hệ với lời tiếng kêu lớn của Chúa chúng ta,“MỌI VIỆC ĐÃ ĐƯỢC TRỌN”” (Kidner)
Câu 19 Đức Giê-hô-va ôi! Chớ đứng xa tôi;: Lời van nài câu 11 được lặp lại ở đây. Đa-vít dường như tin rằng ông có thể chịu đựng bất cứ điều gì nếu ông vui hưởng trong ý thức về sự hiện diện của Đức Chúa Trời. LỜI CẦU XIN CỦA ÔNG KHÔNG TẬP TRUNG VÀO SỰ THAY ĐỔI HOÀN CẢNH CỦA MÌNH, NHƯNG VÀO SỰ HIỆN DIỆN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG CƠN KHỦNG HOẢNG.
Câu 21b Câu trả lời của Đức Chúa Trời cho Đấng Bị từ Bỏ ngay lập tức có nghĩa là Ngài không còn cảm thấy bị bỏ nữa. Bản thân sự giải thoát khỏi cuộc khủng hoảng có thể vẫn chưa đến, nhưng sự giải thoát khỏi cảm giác bị Đức Chúa Trời bỏ giữa cơn khủng hoảng là của Ngài. Có sự nhẹ nhõm, vui mừng và bình an vô cùng trong những lời nói, "Chúa đã nhậm lời tôi"
Ngay cả khi không có sự giải thoát ngay lập tức khỏi khó khăn, vẫn có niềm an ủi vô cùng khi biết rằng Đức Chúa Trời ở đó và Ngài không im lặng giữa những khủng hoảng của chúng ta.
Câu 23: Theo lời tiên tri, chúng ta thấy trong phần này Chúa Giê-su đã làm hai điều lớn lao sau công việc vĩ đại của Ngài trên thập tự giá:
· Chúa Giê-xu tuyên bố danh của Đức Chúa Trời (Tôi sẽ rao truyền danh Chúa cho anh em tôi).
· Chúa Giê-xu dẫn dắt những người được cứu chuộc trong sự ngợi khen (Ngài sẽ ngợi khen Chúa giữa hội chúng).
Về điểm thứ hai này, Spurgeon nhận xét: “Tôi thích nghĩ rằng khi chúng ta cầu nguyện trên thế gian, những lời cầu nguyện của chúng ta không đơn độc, nhưng thầy tế lễ thượng phẩm vĩ đại của chúng ta ở đó để dâng những lời thỉnh cầu của chúng ta cùng với ngài. Khi chúng ta hát trên đất, điều đó cũng giống như vậy. Chẳng phải Đức Chúa Jêsus Christ đang ở giữa hội chúng, gom hết những nốt nhạc phát ra từ môi chân thành, cất vào lư vàng, và làm cho chúng dâng lên như thức hương quý trước ngai của đấng uy nghi vô hạn hay sao? ” (Spurgeon)
Đức Chúa Trời, Đấng đã trả lời Đấng bị từ bỏ đã cho phép sự hoạn nạn của kẻ khốn khổ; nhưng Ngài đã không khinh thường hay ghê tởm nó. Đức Chúa Trời đã sử dụng và sẽ sử dụng sự đau khổ đó vào mục đích tốt và lớn lao.
Đúng là đôi khi hoạn nạn có thể đến như hình phạt (đối với người không tin) hoặc là kỷ luật, roi vọt (đối với người tin). Tuy nhiên, đôi khi hoạn nạn là điều mà Đức Chúa Trời không coi thường, và sử dụng để có hiệu quả tốt trong đời sống của dân Ngài, thậm chí có thể dùng ngõ cụt đối với người không tin cho họ có cơ hội kêu cầu Đấng cứu rỗi.
Câu 27-28: Kinh nghiệm đau khổ và khủng hoảng không làm cho Đấng bị từ bỏ trước đây đánh mất bất kỳ cảm giác tin tưởng nào vào quyền năng và uy quyền của Đức Chúa Trời. Sự trị vì của CHÚA đối với các quốc gia có ý nghĩa về cả cuộc khủng hoảng trước đó của Ngài và lời kêu gọi mọi quốc gia thờ phượng trước CHÚA
“Bản chất sinh lại của chúng ta khao khát sự lan rộng của vương quốc của Chúa Cứu Thế và cầu nguyện cho điều đó theo bản năng.” (Spurgeon)
Tất cả điều này làm tăng thêm sự thật tuyệt vời - đúng đối với Vua Đa-vít của Y-sơ-ra-ên, nhưng được ứng nghiệm một cách vinh hiển hơn nhiều trong Chúa Giê-xu Christ - rằng không có sự đau khổ nào của Kẻ bị giết đã bị lãng phí. Từng giọt của chén thống khổ ấy đã và đang được sử dụng cho sự vinh hiển cao cả của Đức Chúa Trời.
Nguồn:
https://enduringword.com/bible-commentary/psalm-22/